My WordPress Blog

Tin tức

Rau má có tác dụng gì? Lợi ích của rau má với sức khỏe

Rau má là một loại cây xanh nhỏ bé nhưng lại chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng lớn trong việc cải thiện sức khỏe và làm đẹp. Trong bài viết này hãy cùng alldemshades.com khám phá những tác dụng kỳ diệu của rau má hay rau má có tác dụng gì cũng như cách nó có thể mang lại lợi ích to lớn cho cơ thể nhé!
Rau má với tên khoa học là Centella asiatica, là một loại cây thảo mộc phổ biến trong y học dân gian. Loại rau này thường mọc ở những nơi ẩm ướt, bờ mương, thung lũng,…với một số đặc điểm như sau:

Rau má chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit asiaticoside

  • Phần rễ rau má có màu trắng kem và có lớp lông tơ bao quanh rễ. Ngoài rễ chùm ở gốc, cây rau má còn có các rễ đốt mọc ở đốt thân. 
  • Rau má là loại rau thân bò, nhẵn, có màu xanh lục hoặc màu ảnh đỏ. 
  • Lá rau má có màu xanh, hình thận, đỉnh lá tròn, cuống lá dài, có gân dạng lưới, 
  • Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ. 
  • Quả rau má có hình mắt lưới dày đặc.
Nó thường được sử dụng trong nền y học truyền thống ở nhiều quốc gia châu Á để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Rau má chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit asiaticoside, asiatic acid và madecassic acid, giúp nó trở thành một nguồn dưỡng chất quan trọng.

II. Rau má có tác dụng gì?

1. Chống oxy hóa

Rau má là một nguồn lớn các chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự hủy hoại của các gốc tự do trong cơ thể. Điều này giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các tác nhân gây bệnh và lão hóa.

2. Tăng cường miễn dịch

Các hợp chất trong rau má có khả năng kích thích sản xuất tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus hiệu quả hơn. Theo như nhiều nghiên cứu đưa ra thì rau má có khả năng kháng sinh nên giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Ngoài chức năng này thì rau má cũng giúp tránh huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh khác.

3. Cải thiện làn da mụn đỏ

Rau má có tác dụng cải thiện tình trạng da, giảm sưng, đỏ, và kích thích sản xuất collagen, giúp da trở nên mềm mại và đàn hồi hơn. Vì trong rau má có chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin C, A và khoáng chất có lợi cho da nên người ta hay sử dụng rau má như một bài thuốc giúp làn da khỏe đẹp.

4. Đẩy nhanh quá trình lành vết thương

Theo một số nghiên cứu thì hợp chất triterpenoid có trong rau má đã được chứng minh là có những tác động tích cực đối với quá trình hồi phục của cơ thể.

Hợp chất triterpenoid có trong rau má đã được chứng minh là có tác động tích cực trong hồi phục da

Hợp chất triterpenoid trong rau má được biết đến với khả năng kích thích quá trình tái tạo tế bào và collagen, giúp vết thương lành nhanh hơn. Nó có tác động tích cực đến quá trình tái tạo mô và ngăn chặn sự hình thành sẹo.
Việc sử dụng rau má có thể giúp cải thiện sức khỏe của da, làm giảm mụn và nổi mẩn, đồng thời kích thích quá trình tái tạo tế bào da, giúp da trở nên mềm mại và đàn hồi.

5. Thanh lọc cơ thể

Rau má có khả năng thúc đẩy thận và gan đào thải những chất thải ra ngoài đường tiêu hóa và đường tiết niệu, giúp ngăn chặn chất độc hại tích lũy trong cơ thể. Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong rau má giúp thanh lọc, đào thải chất béo có hại giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

6. Hỗ trợ chống trầm cảm

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau má có thể giúp giảm stress và mệt mỏi, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường năng lượng. Đặc biệt triterpenoid nổi bật như một “thần dược” có khả năng giảm căng thẳng và lo lắng, mang lại tinh thần thoải mái và dễ chịu.

Rau má có thể giúp giảm stress và mệt mỏi, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường năng lượng

Triterpenoid là một nhóm hợp chất hóa học tự nhiên được tìm thấy nhiều trong rau má. Năm 2016, một nhóm nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm trên chuột để đánh giá tác động của triterpenoid từ rau má đối với tình trạng căng thẳng do thiếu ngủ. Những con chuột được tiếp xúc với chiết xuất triterpenoid từ rau má đã thể hiện sự cải thiện đáng kể trong hành vi căng thẳng từ đó có thể chống trầm cảm hiệu quả.

7. Hỗ trợ các vấn đề về đường tiêu hoá

Rau má có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm viêm nhiễm và kích thích quá trình tiêu hóa. Một số bài thuốc truyền thống sử dụng lá rau má để trị các cơn đau dạ dày hay viêm loét dạ dày. Bởi vì trong rau má có hoạt chất chống viêm nhiễm và chống oxy hóa của rau má giúp cải thiện sức khỏe ruột và đại tràng. 

III. Lưu ý khi sử dụng rau má

Sau khi hiểu rõ về rau má có tác dụng gì thì một số lưu ý khi sử dụng rau má cũng được nhiều người tìm hiểu, dưới đây là một số lưu ý khi bạn sử dụng rau má như:
  • Một số đối tượng không nên sử dụng rau má như bà bầu, phụ nữ đang cho con bú, những người mắc bệnh gan, bệnh tiểu đường hay sử dụng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,…
  • Tuy rau má lành tính nhưng chỉ sử dụng từ 30-40g mỗi ngày và cũng không nên dùng trong thời gian dài.
  • Vừa uống nước rau má xong, hạn chế ra nắng vì trong rau má có các hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn bị ngất và mê man.
  • Không nên uống rau má khi khó tiêu, đầy bụng vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Không nên uống rau má thay nước lọc, uống nhiều nước rau má thay nước lọc có thể khiến bị đầy bụng, lạnh bụng,…

IV. Lời kết

Trên đây là một số chia sẻ về rau má có tác dụng gì được nhiều bạn tìm hiểu. Rau má không chỉ là một phần của ẩm thực ngon miệng mà còn là “siêu thực phẩm” đầy đủ chất dinh dưỡng và có nhiều ứng dụng trong việc cải thiện sức khỏe và làm đẹp. Việc thường xuyên sử dụng rau má sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho cơ thể, giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh và tràn đầy năng lượng.