My WordPress Blog

Tin tức

Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi? Cách phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ là một bệnh lý nghiêm trọng và thường được coi là phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, một sự thật đáng bất ngờ là đột quỵ cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ tuổi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi và cách phòng ngừa.

I. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi dòng máu cấp nuôi từ tim lên não bị ngừng do tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu. 

Tình trạng này xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh và gây biến chứng nặng nề. Đây cũng là mối đe dọa với sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Đột quỵ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và cũng là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở Việt Nam.

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi dòng máu cấp nuôi từ tim lên não

Đột quỵ ở người trẻ là tình trạng đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. Thống kê từ Bộ Y tế tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ người trẻ và người trung niên bị đột quỵ ngày càng tăng, chiếm đến 1/3 tổng số trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng 2% mỗi năm, với số lượng nam giới bị đột quỵ cao gấp 4 lần so với nữ giới.

Vì thế có thể thấy được đột quỵ hiện nay đã không còn là bệnh của người lớn tuổi mà nó có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. 

II. Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi

1. Mất ngủ kéo dài

Mất ngủ không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi trên 60, mà ngày nay, nhiều người trẻ cũng phải đối mặt với vấn đề này. Nguyên nhân của mất ngủ kéo dài thường do áp lực từ công việc, học tập, căng thẳng gia đình, xã hội, và vấn đề tài chính.

Mất ngủ là nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người trẻ tuổi

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài trên một tháng và xảy ra khoảng 3 lần mỗi tuần, thì nó có thể trở thành mất ngủ mãn tính. Và mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gây ra các bệnh lý như rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì,….

2. Stress căng thẳng áp lực

Người trẻ thường phải đối mặt với áp lực công việc và cuộc sống hàng ngày. Cường độ công việc, thiếu giấc ngủ, căng thẳng và lo âu có thể gây ra tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ.

3. Bệnh mãn tính

Một số nghiên cứu cho thấy các bệnh lý mãn tính như tiểu đường type 2, tăng kháng insulin hay huyết áp cao thường có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn. Và người trẻ thường có thói quen sử dụng nhiều đồ ngọt như đồ ngọt có gas, trà sữa,…với hàm lượng đường cao từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường và có thể dẫn đến đột quỵ lúc nào không hay. 

4. Lười vận động

Ngồi trước máy tính trong nhiều giờ liền, thiếu vận động và ít tập thể dục, đây chính là những nguyên nhân đang làm cho tình trạng đột quỵ ngày càng trở nên phổ biến ở các đối tượng trẻ tuổi. Khi hoạt động vận động bị hạn chế, nguy cơ thừa cân và béo phì càng gia tăng. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt quá mức 30 và chỉ số vòng eo trên 80cm sẽ đối diện với nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều lần so với những người duy trì cân nặng ổn định.

5. Lối sống không lành mạnh

Người trẻ đa số có lối sống không lành mạnh như thói quen sử dụng rượu bia chất kích thích,..từ đó dẫn đến nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi. Thống kê cho thấy rằng khoảng 50% trường hợp đột quỵ ở người trẻ tuổi liên quan đến việc sử dụng thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc lá thường xuyên và việc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động. Điều này chỉ ra rõ tác động tiêu cực của hút thuốc lá lên hệ thống mạch máu và tim mạch.

Người trẻ đa số có lối sống không lành mạnh từ đó dẫn đến nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi

Thực tế, trong điếu thuốc lá chứa hàng ngàn chất độc hại, như nicotine, carbon monoxide, tar, và nhiều chất khác. Những chất này, khi hấp thu vào phổi, được vận chuyển vào máu và lan ra khắp cơ thể. Chúng có khả năng gây hại cho mạch máu, tạo điều kiện cho việc phát triển vữa xơ và tổn thương mạch máu.

6. Rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu có thể dẫn đến tăng mức cholesterol và triglycerides trong huyết thanh, góp phần vào sự tích tụ mỡ và tạo nên xơ vữa động mạch. Điều này có thể làm tắc nghẽn mạch máu, giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể và tăng nguy cơ bệnh lý mạch máu, bao gồm tai biến mạch máu não.

Điều quan trọng là người trẻ tuổi cũng có thể mắc rối loạn chuyển hóa mỡ máu và đối mặt với nguy cơ bệnh lý mạch máu. Khoảng từ 50-60% bệnh nhân nhồi máu não trẻ tuổi được ghi nhận có rối loạn chuyển hóa mỡ máu vì thế tỷ lệ mắc đột quỵ tăng lên vì họ thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chế biến sẵn, ăn thức ăn nhanh,…

III. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ

Sau khi nắm rõ về nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi thì nhiều bạn cũng thắc mắc đâu là dấu hiệu nhận thấy đột quỵ sớm diễn ra, cùng   tìm hiểu nhé!

  • Cảm giác tê yếu tay, chân, nặng hơn là bị liệt một nửa người.
  • Người bệnh mất dần thị lực, nhìn mờ ở một hoặc hai bên mắt.
  • Trí nhớ bị rối loạn.
  • Miệng bị méo mó, giọng nói đột nhiên biến đổi, nói ngọng hoặc không nói được.
  • Đau đầu, chóng mặt dữ dội, cơ thể bị mất thăng bằng không thể di chuyển hoặc vận động theo ý muốn.

IV. Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

  • Sống một lối sống lành mạnh: Hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng ở mức lý tưởng, và tránh các thói quen có hại như hút thuốc và sử dụng cồn.
  • Học cách giải quyết căng thẳng bằng cách sử dụng kỹ thuật thư giãn như thiền và yoga. Đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ để nạp năng lượng và giảm căng thẳng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều quan trọng là thăm bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe và đánh giá nguy cơ đột quỵ.
  • Ngừng hút thuốc và chất kích thích: Nếu bạn hút thuốc hay sử dụng rượu bia chất kích thích, điều này giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn.

V. Kết luận

Nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hiểu rõ về những nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy đảm bảo duy trì một lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi tình trạng của bạn.